Là dạng địa hình phổ biến được hình thành từ hoạt động kiến tạo, hình ảnh ngọn núi sừng sững vươn lên giữa vùng bình nguyên thường được ví như dải xương sống khổng lồ của Trái Đất.  

Và mặc dù chỉ chiếm khoảng 25% diện tích lục địa trên hành tinh của chúng ta, những dãy núi lại là ngôi nhà chung của hơn 85% động vật lưỡng cư, chim và động vật có vú trên thế giới, nhiều loài trong số đó không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

Hãy cùng tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học của núi rừng qua từng bậc dinh dưỡng được đại diện bởi các loài động vật trong chuỗi thức ăn. 

Thiên Sơn, hay còn có tên gọi Tengri Tagh hoặc Tengir-Too, nghĩa là Núi trời. Đúng như tên gọi linh thiêng của mình, Thiên Sơn là một hệ thống các dãy núi hùng vĩ nằm ở khu vực Trung Á.

Phần lớn diện tích của Thiên Sơn nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Kyrgzystan, cùng một phần nhỏ lãnh thổ của Kazakhstan. 

Những vách đá sừng sững, những dải băng vĩnh cửu và những dòng sông cuồn cuộn nước chính là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về chuỗi thức ăn tại đây.

  • 1
  • /

Nguồn nước dồi dào trên dãy Karpat đã biến nơi đây trở thành môi trường sống hoàn hảo cho các loài thực vật, nguồn sản sinh Oxy cho Trái Đất. 

Bạn có thể tìm thấy bao nhiêu loài thực vật của Châu Âu tại dãy Karpat? 

30% 

Toàn bộ 1/3 tổng số loài thực vật của Châu Âu đều có thể tìm thấy tại dãy Karpat. Những vách núi dựng đứng tạo nên một vùng lãnh thổ hoàn toàn tách biệt về mặt địa lý với các loài đặc hữu - những loài không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Một trong số đó là cây ô đầu, một phân loài thực vật có chứa độc tố, từng được sử dụng để tẩm lên các mũi tên.

  • 1
  • /

Nằm ở dưới đáy của chuỗi thức ăn là một loài thực vật có hoa gọi là tre. 

Có thể bạn đã biết tre được sử dụng để tạo nên những sản phẩm giả gỗ. 

Nhưng bạn có biết rằng tre cũng là thức ăn của một trong những loài động vật đặc hữu nhất tại Virunga? 

Hãy thử đoán xem! 

Khỉ đột núi

Tre là thức ăn theo mùa của những cá thể khỉ đột núi con, loài động vật chỉ có tại Virunga. Trước tình trạng một số người dân di tản từ cuộc xung đột ở Congo khai thác tre, Virunga đã khởi động một dự án khôi phục vào năm 2018, kêu gọi cộng đồng cùng trồng và duy trì môi trường sống của tre. 

Cảm ơn bạn đã ghé thăm dãy núi Thiên Sơn!

Bạn đã chinh phục thành công một trong những dãy núi vĩ đại nhất thế giới. 

Mọi mắt xích trong hệ sinh thái núi rừng — từ những sinh vật sản xuất nằm ở đáy của chuỗi thức ăn cho đến các loài thúăn thịt ở trên cùng — đều phối hợp một cách nhịp nhàng để tạo nên một hệ sinh thái cân bằng và khỏe mạnh.

Và chúng ta nên biết ơn tạo hóa vì điều đó!

Sức khỏe của Thiên Sơn, giống như tất cả các dãy núi khác, có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng con người.

Điều này lại càng đúng hơn đối với các nhóm dân tộc khác nhau sống trong khu vực, bao gồm cả người Kyrgyzstan vàngười Duy Ngô Nhĩ, những người sống dựa vào các nguồn tài nguyên trên núi để kiếm thức ăn, nước uống, nguyên liệu thô và sinh kế.

Ngày nay, mối đe dọa lớn nhất của Thiên Sơn chính là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Lượng mưa bất ổn định, tuyết rơi trái mùa và lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy, gia tăng xung đột giữa con người và động vật hoang dã khiến cuộc sống của các loài động vật và con người sinh sống trên dãy Thiên Sơn trở nên khó khăn hơn. 

Nhưng những nỗ lực để bảo vệ hệ sinh thái mong manh này đang được tiến hành và bạn có thể góp phần vào đó.

Chương trình Kho báu biến mất do UNEP thực hiện với sự phối hợp của các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương ở phía Tây Nam dãy núi Thiên Sơn, trên lãnh thổ Kyrgyzstan và Tajikistan, để giúp con người và loài báo tuyết cùng chung sống, trong hiện tại và cả tương lai. Nếu muốn biết thêm về những hoạt động giúp tăng cường bảo vệ loài báo tuyết và hỗ trợ các cộng đồng địa phương ở Trung Á của UNEP, bạn có thể tham khảo thêm tại mục Các loài và Tóm tắt về biến đổi khí hậu của chương trình Kho báu biến mất đối với loài báo tuyết.

  • Bạn có thể hỗ trợ những nỗ lực đang được thực hiện để bảo tồn sự đa dạng sinh học của Thiên Sơn bằng cách:
  • Quyên góp cho các tổ chức hoạt động để bảo vệ dãy núi Thiên Sơn
  • Hỗ trợ du lịch sinh thái trong khu vực khi có cơ hội bằng việc tham gia các chuyến du lịch bền vững (hãy tìm hiểu ngay thôi!) 
  • Trò chuyện với bạn bè và gia đình về tầm quan trọng của cuộc chiến chống lại thay đổi khí hậu và khuyến khích các quan chức chính phủ thực hiện hành động
  • 3
  • /

Mặc dù là loài động vật bị đe dọa trên toàn thế giới, thế nhưng hổ vẫn có phạm vi phân bố rất rộng lớn. 

Ngoài dãy núi Himalaya, bạn có thể tìm thấy hổ ở nơi nào khác trong tự nhiên?

Indonesia  

Hổ có phạm vi phân bố rộng khắp, bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và bạn đoán đúng rồi đấy, Indonesia! Indonesia là nơi sinh sống của phân loài Sumatra hay Sundra, và đây là loài hổ có kích thước nhỏ nhất trong số các phân loài. Bạn có thể tìm hiểu về những bí ẩn tuyệt diệu và đa dạng bên trong hệ sinh thái Leuser, ngôi nhà của loài hổ Sumatra, bằng cách tham gia #Hành trình khám phá những khu rừng của WildforLife sau nhé!

Từ những miệng núi lửa sôi sục cho đến các đỉnh dốc tĩnh lặng, dãy núi nằm trong của Công viên Quốc gia Virunga ở Đông Phi được UNESCO trao tặng danh hiệu Di sản thế giới, nổi tiếng là một trong những vùng đất hoang sơ - và có nguy cơ bị đe dọa cao nhất - trên Trái Đất.  

Nằm ở phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, Virunga là công viên quốc gia đầu tiên của Châu Phi và cũng là khu bảo tồn đa dạng sinh học nhất tại đây.  

Dãy núi là nơi trú ngụ tuyệt vời của

  • 218 loài động vật có vú,  
  • 706 loài chim,  
  • 109 loài bò sát,  
  • 78 loài lưỡng cư,  
  • và 22 loài linh trưởng. 

Hãy cùng khám phá một số loài vật độc đáo và quý hiếm sinh sống tại Virunga. 

  • 3
  • /

Đúng hay sai:

Báo tuyết không thể gầm lên như những loài mèo lớn khác. 

Đúng!

Trái ngược với những loài mèo lớn khác, báo tuyết không biết gầm, tuy nhiên nguyên nhân không phải là do chúng thích giữ yên lặng đâu. Loài báo tuyết vẫn có thể kêu rừ rừ, kêu meo meo, rít lên, gầm gừ, rên rỉ và ngao, nhờ đặc trưng sinh lýcủa thanh quản. Những chú mèo lớn đầy quyến rũ này cực kỳ hiếm gặp, chỉ còn khoảng 4.000 cá thể sinh sống trong tựnhiên và phải đối mặt với nguy cơ bị mất môi trường sống và nạn săn trộm.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm dãy núi Karpat!

Bn vđược chiêm ngưỡng mt trong nhng vùng đất hoang sơ nht ti ChâÂu.

Những dãy núi như Karpat chính là minh chứng cho mối quan hệ cộng sinh độc đáo giữa các loài trong hệ sinh thái đểduy trì vòng quay bất tận của cuộc sống. 

Từ mầm cây bé nhỏ nhất cho đến chú gấu to lớn nhất, mỗi loài sinh vật - dù còn sống hay đã ngừng thở - đều là một mảnh ghép trong bức tranh rộng lớn và phức tạp.

Và mảnh ghép đó cũng bao gồm cả chính chúng ta!

Đó là bởi Karpat và các hệ sinh thái núi tương tự, đã mang đến tất cả những lợi ích vô giá mà con người đang tận hưởng.

Không chỉ là nguồn cung cấp nước như bạn đã biết, dãy núi hùng vĩ này còn là nơi trồng lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và khoai tây để cung cấp lương thực, đồng thời là nguồn lưu trữ khí tự nhiên để cung cấp năng lượng cho cuộc sống của người dân địa phương. 

Dù mang lại rất nhiều lợi ích nhưng Karpat lại đang bị đe dọa bởi vấn nạn ô nhiễm, phát triển không bền vững, săn bắn quá mức, tình trạng phá rừng và sự phân mảnh hoặc đánh mất môi trường sống.
 

Tuy nhiên, chúng ta có th thay đổđiđó

Rất nhiều tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đang nỗ lực không mệt mỏi để bảo vệ điểm nóng đa dạng sinh học của Châu Âu, và bạn có thể trở thành một trong số đó!
 

Công ước Karpat là một trong những nỗ lực như vậy. Công ước đề ra khuôn khổ hợp tác và quản lý để duy trì các biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững trên toàn bộ khu vực Karpat. Được ký kết vào tháng 5 năm 2003, bản công ước đã thểhiện tinh thần hợp tác, đoàn kết của 7 quốc gia (Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia và Ukraine) cùng các bên liên quan trong khu vực với một tầm nhìn chung:

 

  • nâng cao chất lượng cuộc sống;
  • tăng cường kinh tế và cộng đồng địa phương; và
  • bảo tồn các giá trị thiên nhiên và di sản văn hóa.

Bạn có thể hỗ trợ những nỗ lực đang được thực hiện để bảo tồn sự đa dạng sinh học của Karpat bằng cách:

  • Quyên góp cho các tổ chức hoạt động để bảo vệ dãy núi Karpat
  • Hỗ trợ du lịch sinh thái trong khu vực khi có cơ hội bằng việc tham gia các chuyến du lịch bền vững (hãy tìm hiểu ngay thôi!) 
  • Lên tiếng phản đối các dự án phát triển không bền vững đe dọa đến tính đa dạng sinh học
  • Tìm kiếm các sản phẩm giấy không liên quan đến viêc chặt phá rừng được làm từ cây gỗ khai thác bền vững hoặc các chất liệu không có nguồn gốc từ cây
  • 1
  • /

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang khiến những dòng sông băng trên vùng Hindu Kush tan chảy, kéo theo đó là sự phát triển của những hệ thực vật mới trên nền tuyết cũ. 

Một ví dụ trong số đó một loài thực vật có tên gọi Thúy tước băng xuyên. 

Bạn có biết người dân địa phương sử dụng nước ép từ cây Thúy tước để làm gì không?

Diệt bọ ve trên gia súc

Từ Thúy tước băng xuyên, người ta có thể tạo ra một loại nước thơm dùng để diệt bọ ve trên vật nuôi rất hiệu quả. Hình dáng khí động học giúp cây có thể chống chọi với những cơn gió khắc nghiệt tại đây. Sự thích nghi này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang tác động đến các loài sinh vật ra sao. 

Là vùng đất hoang dã rộng lớn cuối cùng còn sót lại của Châu Âu, dãy núi Karpat hùng vĩ nằm trải dài qua lãnh thổ của 7 quốc gia - Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia, Ukraine, Hungary, Romania và Serbia. 

Với lượng nước mưa rơi xuống nhiều gấp đôi so với các khu vực xung quanh, dãy núi là nơi khởi nguồn của hai dòng sông Danube và Vistula . Lượng nước mưa do Karpat cung cấp chiếm tới 80% nguồn nước ngọt của 

Romania và 40% của Ukraine. Không những vậy, dãy núi còn là môi trường sinh sống yêu thích của nhiều sinh vật hoang dã. 

Động vật ăn thịt chính là những vị chúa tể cai trị vùng địa chất trẻ này, với 50% số lượng cá thể gấu, sói và linh miêu trên toàn lục địa Châu Âu đều tập trung tại đây. 

Hãy cùng dạo quanh thành trì đa dạng sinh học này và xem chúng ta có thể tìm thấy những loài động vật nào nhé. 

  • 2
  • /

Cừu Argali là loài cừu hoang dã lớn nhất trên Trái Đất, nổi tiếng với những chiếc sừng cuộn tròn giống hình xoắn ốc.

Theo bạn, cặp sừng của cừu Argali có thể chiếm bao nhiêu phần trăm tổng trọng lượng cơ thể?

13% 

Cừu Argali đực sử dụng cặp sừng khổng lồ - có thể chiếm tới 13% trọng lượng toàn bộ cơ thể - để tham gia vào những trận kịch chiến giành bạn tình. Hiếm khi chúng sử dụng cặp sừng này để tự vệ trước những kẻ săn mồi. Sừng của cừu Argali thường trở thành mục tiêu của các thợ săn tìm chiến phẩm.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm dãy núi Virunga!

Bạn đã tận mắt chứng kiến cuộc sống thiên nhiên hoang dã đa dạng tại Virunga. 

Cho dù là thực vật, động vật ăn cỏ hay ăn thịt, tất cả các loài động thực vật ở Virunga đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng và sức khỏe cho hệ sinh thái. 

Sức khỏe của điểm nóng đa dạng sinh học độc đáo này liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của con người của chúng ta,  

Đặc biệt là 4 triệu người hiện đang sống xung quanh khu bảo tồn. 

Đối với họ, Virunga và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của dãy núi mang lại cơ hội kinh tế thông qua nông nghiệp và ngư nghiệp bền vững, du lịch và thủy điện. 

Hiện tại, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy hoạt động bảo tồn khỉ đột đang phụ thuộc rất nhiều vào du lịch sinh thái. Ví dụ, Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Uganda đã mất 32 triệu USD thu nhập từ hoạt động du lịch thăm quan khỉ đột núi. Những tác động này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng địa phương, dẫn đến tình trạng hạn chế nguồn lực để duy trì khu bảo tồn cũng như các hoạt động du lịch, đồng thời làm tăng nguy cơ các thành viên trong cộng đồng có thể chuyển sang các hoạt động bất hợp pháp như săn trộm hoặc khai thác gỗ, củi, tre, nứa, v.v.  

Xung đột vũ trang đang diễn ra, môi trường sống trong rừng bị phá hủy, nạn săn trộm và xâm lấn đất đai gia tăng càng đe dọa tới sự cân bằng mong manh của dãy núi Virunga. 

Nhưng đừng từ bỏ hy vọng! 


Chương trình Kho báu biến mất do UNEP thực hiện với sự phối hợp của các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương ở dãy núi Virunga, trên lãnh thổ Uganda và Rwanda, để giúp con người và loài khỉ đột núi cùng chung sống, trong hiện tại và cả tương lai. Chịu trách nhiệm dẫn dắt công việc của UNEP tại khu vực này là Tổ chức cứu trợ các loài khỉ lớn (GRASP), được thành lập vào năm 2001 nhằm giúp đảm bảo sự tồn tại lâu dài của khỉ đột, tinh tinh, tinh tinh lùn và đười ươi cùng môi trường sống của chúng ở Châu Phi và Châu Á. GRASP là một liên minh độc nhất được tạo thành từ của các chính phủ quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức bảo tồn và tổ chức khu vực tư nhân. Nếu muốn biết thêm về những hoạt động giúp tăng cường bảo vệ loài khỉ đột núi và hỗ trợ các cộng đồng địa phương ở dãy núi Virunga, bạn có thể tham khảo thêm tại mục Các loài và Tóm tắt về biến đổi khí hậu của chương trình Kho báu biến mất đối với loài khỉ đột núi. 

Bạn có thể hỗ trợ những nỗ lực đang được thực hiện để bảo tồn sự đa dạng sinh học của Virunga bằng cách: 

  • Quyên góp cho các tổ chức hoạt động để bảo vệ dãy núi Virunga, 

  • Hãy tìm hiểu cách hỗ trợ những người bảo vệ công viên trên hành trình theo đuổi mục tiêu bảo vệ Virunga an toàn trước sự xuất hiện của con người và bạo lực, 

  • Giải thích cho bạn bè và người thân về sự đặc biệt của dãy núi Virunga và cách chúng ta có thể tham gia bảo vệ dãy núi này, 

  • Thực hành du lịch sinh thái “Không để lại dấu vết” khi đến thăm Virunga.  

  • 3
  • /

Chúng tôi đã từng giới thiệu Karpat chính là một vương quốc của các loài động vật ăn thịt, bạn vẫn còn nhớ chứ? 

Sói cũng không phải là một ngoại lệ - và chúng có cách riêng để đánh dấu lãnh thổ của mình. 

Theo bạn, một bầy sói trung bình ở Ba Lan cần bao nhiêu diện tích sinh sống? 

250 km2 (96 dặm vuông) 

Loài sói cần nhiều không gian để di chuyển và sinh sản, đây là một trong những lý do khiến cuộc sống của chúng bị ảnh hưởng trước sự xâm lấn của con người. Không chỉ mất đi môi trường sống quen thuộc, loài sói còn phải đối mặt với nguy cơ trở thành mục tiêu săn bắn quá mức khi bị coi là mối nguy hiểm đối với con người và gia súc. Ngay cả trong những cuốn sách dành cho trẻ em, loài sói luôn hiện lên với hình ảnh xấu xí, nhưng trên thực tế chúng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì số lượng quần thể con mồi ở mức ổn định, từ đó  bảo vệ thảm thực vật không bị các loài động vật ăn cỏ khai thác quá mức. 

  • 2
  • /

Loài động vật ăn cỏ nào tại Himalaya luôn bị săn lùng ráo riết để sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa?

Hươu xạ Himalaya

Các cá thể đực của loài hươu bản địa, hay còn gọi là Hươu xạ Himalaya, có một siêu năng lực đặc biệt: chúng sở hữu một tuyến xạ tạo ra mùi thơm mạnh mẽ gọi là xạ hương, dùng để đánh dấu lãnh thổ và thu hút bạn tình. Nhưng siêu năng lực này cũng đi kèm với một cái giá rất đắt: những con hươu đực bị săn bắt lấy xạ hương để làm chế phẩm sản xuất nước hoa và dược liệu.

  • 1
  • /

Với độ cao từ 800 đến 1100 m (2625 đến 3600 ft), cây ngải là một trong những loài thực vật sinh sống trên dãy núi ThiênSơn . 

Bạn có biết tác dụng của cây ngải không?

Đồ uống có cồn 

Cây ngải là nguyên liệu chế tạo nên loại nước uống có tên gọi absinthe. Món đồ uống chứa nồng độ cồn cao này là sựpha trộn của nhiều loại thảo mộc, bao gồm hoa và lá ngải cùng hồi và thì là. Cây ngải đôi khi cũng được sử dụng như một loại thảo dược, đặc biệt là để điều trị các bệnh về tiêu hóa.

Được mệnh danh là “tháp nước của thế giới”, vùng núi Hindu Kush trên dãy Himalaya là thượng nguồn của 10 dòng sông lớn nhất Châu Á. Đây cũng là nơi lưu trữ khối lượng băng và tuyết lớn nhất ngoài Bắc Cực và Nam Cực.

Khu vực có diện tích trải dài khắp Nam-Trung Á, bao gồm các vùng lãnh thổ của Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Myanmar và Pakistan.

Nguồn cung nước từ dãy núi đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về nước uống, tưới tiêu, năng lượng, công nghiệp và vệ sinh cho 1,3 tỷ người — cùng vô số động vật hoang dã. 

Hãy cùng khám phá những sinh vật đã tạo nên nét đặc trưng cho dãy núi Hindu Kush của Himalaya. 

 

  • 2
  • /

Sơn dương là loài động vật có ngoại hình pha trộn giữa dê và linh dương, với cặp sừng ngắn và cong dần về phía sau. 

Bạn có biết được tuổi thọ của loài sơn dương là bao nhiêu không? 

20 - 24 năm 

Sơn dương có thể sống trên 20 năm tuổi, lâu hơn so với dê nhà khoảng 3-5 năm. Da của sơn dương thường được sử dụng để sản xuất vải da, tuy nhiên ngày nay chúng chủ yếu được thay thế bằng da dê hoặc da cừu. Sơn dương là loài động vật được luật pháp bảo vệ, dù không nằm trong danh sách bị đe dọa tuyệt chủng - một ví dụ điển hình về các biện pháp chủ động bảo tồn. 

  • 2
  • /

Bạn đã gặp những chú khỉ đột núi và khám phá một số điều về sở thích ăn uống của chúng!  

Bạn có biết một cá thể khỉ đột núi đực có thể tiêu thụ bao nhiêu rau xanh trong một ngày không? 

34 kg (75 lb) 

Khỉ đột núi đực khi trưởng thành đạt cân nặng tối đa khoảng 195 kg (430 lb) và có thể ăn tới 34 kg (75 lb) rau xanh mỗi ngày! Loài linh trưởng biểu trưng nhất của Virunga và cũng là loài có nguy cơ tuyệt chủng khi phải đối mặt với tình trạng bị mất môi trường sống do sản xuất than đá và định cư bất hợp pháp, cũng như lây nhiễm bệnh từ người như Covid-19.  

  • 3
  • /

Khỉ đột không phải là loài linh trưởng đặc biệt nhất sinh sống tại Virunga.  

Khỉ vàng là loài khỉ có tính xã hội cao và cũng rất yêu thích tre.  

Bạn có biết Khỉ vàng cái sau khi sinh con phải đợi bao lâu mới giao phối không? 

2 năm 

Khỉ vàng mẹ chăm sóc con non rất cẩn thận trong những đầu đời và sẽ không sinh thêm con tiếp theo trong hai năm sau khi sinh. Tập quán này khiến loài Khỉ vàng dễ bị suy giảm số lượng trước các mối đe dọa như sản xuất than đá và khai thác nông nghiệp.   

Chúc mừng, bạn đã được chiêm ngưỡng dãy Hindu Kush của Himalaya rồi!

Chúng tôi hy vọng chuyến tham quan này sẽ giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng của mỗi loài động thực vật trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái trên trái đất, vốn đã rất mong manh. 

Dãy núi Hindu Kush của Himalaya không chỉ giàu tính đa dạng sinh học mà còn là nhân tố không thể thiếu đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người cùng muông thú.

Hindu Kush mang đến sinh kế cho hơn 200 triệu người và các hệ thống sông lớn của dãy núi cung cấp lượng nước cho gần 1/5 dân số toàn cầu!

Bất chấp tầm quan trọng của dãy núi Hindu Kush đối với thế giới, hiện tượng biến đổi khí hậu đang khiến những dòng sông băng ngày một bị thu hẹp, lớp băng vĩnh cửu tan chảy và các cơn mưa cực đại đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng núi dễ bị tổn thương này. 

Bên cạnh đó, tình trạng du lịch không bền vững, xung đột với con người và đô thị hóa càng làm trầm trọng hóa vấn đề, đe dọa gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với loài hổ trên toàn thế giới.

Bạn có thể giúp xoay chuyển tình thế!

Thật may mắn là những nỗ lực bảo vệ dãy núi độc đáo này đang được tiến hành. Đơn cử như chương trình Kho báu biến mất do UNEP thực hiện với sự phối hợp của các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương tại Bhutan để giúp con người và loài hổ cùng chung sống, trong hiện tại và cả tương lai. Nếu muốn biết thêm về những hoạt động giúp tăng cường bảo vệ loài hổ và hỗ trợ các cộng đồng địa phương ở Bhutan của UNEP, bạn có thể tham khảo thêm tại mục Các loài và Tóm tắt về biến đổi khí hậu của chương trình Kho báu biến mất đối với loài hổ hoàng gia Bengal.

Bạn có thể góp phần bảo tồn dãy núi Hindu Kush Himalaya bằng cách:​

  • Giải thích cho bạn bè và người thân về cách để sống thông minh với khí hậu, tránh làm tổn hại thêm tới môi trường

  • Kêu gọi chính phủ ban hành các chính sách giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu

  • Quyên góp cho các tổ chức hoạt động để bảo vệ và bảo tồn dãy Hindu Kush của Himalaya

  • Thực hành du lịch sinh thái khi đi du lịch.