Loài tê giác

Tê giác thích đi lang thang một mình và rất yêu thích nước. Chúng có thể nhanh chóng chuyển từ điềm tĩnh sang cáu giận, và có thể bướng bỉnh đến khó ưa. Loài vật rất thú vị này được biết đến với bản tính độc lập.

Được tìm thấy ở đâu
Châu Phi và châu Á

Tại sao loài này lại quan trọng
Tê giác là một trong "Big Five" mang tính biểu tượng, mang lại doanh thu du lịch cho các quốc gia nơi chúng sinh sống và truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của trẻ em trên toàn thế giới cũng như khuyến khích sự yêu thích đối với thiên nhiên. Những động vật có vú lớn như tê giác và voi cũng là kiến trúc sư của hệ sinh thái, giúp cân bằng sinh thái rừng và đồng cỏ, và góp phần thúc đẩy nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ.

Nạn buôn bán bất hợp pháp đe dọa loài này như thế nào
Khoảng 96% số tê giác đen đã biến mất do việc săn trộm quy mô lớn giữa những năm 1970 và 1992, và mặc dù con số này đã hồi phục kể từ đó, hiện nay chỉ có 4.800 con tê giác đen còn lại trong tự nhiên. Quần thể tê giác và các phân loài đã biến mất hoàn toàn khỏi một số nước châu Á và châu Phi trong những năm gần đây. Năm 2011, tê giác đen miền Tây bị tuyên bố tuyệt chủng, và chỉ có một cá thể duy nhất của loài tê giác trắng miền Bắc còn sống sót.

Các quần thể còn lại cuối cùng của các loài tê giác gặp nguy hiểm vì nạn săn trộm đã trở lại mạnh mẽ, chỉ để đáp ứng nguồn cầu tiêu thụ sừng tê giác. Lịch sử đã ghi nhận rằng có sự sử dụng sừng tê giác cho mục đích chạm khắc, các mục đích được coi là có lợi về mặt y học, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay, bột từ sừng tê giác vẫn được sử dụng như một loại thuốc theo cảm nhận, trong đó có việc chữa trị chứng nôn nao, và cũng là một biểu tượng đẳng cấp. Những kẻ đầu cơ luôn thèm khát sừng tê giác thô vì tin là sừng sẽ tăng giá khi những con vật này trở nên hiếm hơn.

Bạn có thể giúp bằng cách nào
Vận động bạn bè mình tham gia hỗ trợ các chiến dịch đấu tranh cho sự sống còn của loài tê giác. Tìm hiểu thêm về các dự án cộng đồng và bảo tồn nhằm hỗ trợ việc làm cho những người sống ở vùng có tê giác. Đừng chạy theo các xu hướng mà đe dọa đến các loài vật.

Gây Tội ác với Động Thực vật Hoang dã Ảnh hưởng đến từng Cá nhân

Thu Minh là tê giác. Tìm hiện thân của bạn bây giờ!

Find your kindred species

Bạn có biết?

Sừng tê giác có cấu tạo từ một loại protein được gọi là keratin, chất này cũng giống như ở móng tay và tóc người.

Infographic

9,000%

9.000%—sự tăng lên trong việc săn trộm tê giác ở Nam Phi giữa những năm 2007 (khi 13 con tê giác bị giết bất hợp pháp) và năm 2014 (khi hơn 1.200 con tê giác bị giết bất hợp pháp).