Thách Thức Nhóm Các Con Mèo Lớn
Điều gì đã truyền cảm hứng để quý vị tham gia vào công việc này?
Thực trạng loài báo tuyết dần biến mất và niềm đam mê dành cho công nghệ đã truyền cảm hứng cho tôi! Loài báo tuyết đã tiến hoá để có thể sinh tồn tại các vùng vúi cao và có khả năng ẩn mình rất tốt – đây chính là đặc điểm khiến chúng được mệnh danh là “Bóng ma của vùng núi”.. Cách duy nhất để chúng ta có thể hiểu và bảo tồn loài vật này tốt hơn là sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Đo đạc từ xa bằng vệ tinh, bẫy ảnh hồng ngoại, máy bay không người lái, trí thông minh nhân tạo, công nghệ viễn thám và điện toán nâng cao là một số tiến bộ công nghệ giúp chúng ta hiểu, theo dõi và bảo tồn loài báo tuyết tốt hơn. Ngoài phương diện kỹ thuật ra, cơ hội được việc tại tại những cảnh quan đẹp nhất, cùng với những con người tốt bụng và có tâm hồn cao đẹp chính là hai nguồn động lực truyền cảm hứng cho tôi tham gia vào công tác bảo tồn loài báo tuyết.
Đâu là kỷ niệm (kỳ lạ, thú vị, nguy hiểm) đáng nhớ nhất đã xảy ra với quý vị tại thực địa?
Việc được nhìn thấy một con báo tuyết ngoài hoang dã là một cơ hội cực kỳ hiếm hoi. Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là đối mặt trực diện với một con báo tuyết tại tỉnh Nam Gobi, Mông Cổ khi nó trèo lên một rìa núi, gần như là không phát ra tiếng động và rồi thấy tôi đứng đó, chỉ cách nó có 2 mét. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt tròn xoe, đầy ngạc nhiên như thể muốn nói – “làm sao mà bạn lại có thể đến gần tôi như vậy, lẽ ra bạn không thể thấy tôi chứ!?’. Khoảnh khắc 3 giây tĩnh lặng đối mặt với chú báo tuyết có khuôn mặt đầy những vết sẹo ấy sẽ mãi mãi khắc ghi trong ký ức của tôi. “Chú mèo to xác” ấy mau lẹ quay người lại và vụt biến mất như một dải ruy băng uốn lượn qua sườn núi.
Quý vị dự định sử dụng ngân quỹ từ Thách Thức Nhóm Các Con Mèo Lớn như thế nào?
Dù đã có nhiều năm nghiên cứu, nhưng chúng tôi vẫn còn biết rất ít về số lượng báo tuyết sinh sống quanh các vùng núi có diện tích gần 2 triệu km², trải dài xuyên suốt 12 quốc gia. Tuyên Bố Bishkek 2017 đã nhấn mạnh nhu cầu cần áp dụng các phương pháp khoa học phù hợp để tính toán số lượng các quần thể báo tuyết trong phạm vi sinh sống của chúng. Các tiến bộ công nghệ hiện nay đã giúp các nhà nghiên cứu có thể sử dụng bẫy ảnh hồng ngoại để theo dõi tại các vùng núi. Khó khăn duy nhất đó là các camera đủ bền để có thể hoạt động trong môi trường sống khắc nghiệt của loài báo tuyết, có thời gian hoạt động đủ lâu để không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh loài báo tuyết, mà vẫn đủ nhanh nhạy để bắt được hình ảnh khi có chuyển động trong tầm ngắm của camera, lại có giá thành quá cao. Để thu được dữ liệu có thể sử dụng trọng việc tính toán số lượng các quần thể báo tuyết thông qua các điện toán tinh vi cần phải dùng tới 10 bẫy ảnh như vậy, vận hành đồng thời tại các vùng núi trong vài tuần. Ngân quỹ có được từ Thách Thức Nhóm Các Con Mèo Lớn sẽ được dùng để đẩy mạnh các nỗ lực hiện nay của chúng tôi trong việc tính toán số lượng các quần thể báo tuyết tại Cộng Hòa Kyrgyz. Vì các camera này thường xuyên phải chịu các “tai nạn nghề nghiệp” như bị các con thú hoang dã cắn, bị lũ cuốn trôi, bị chôn vùi dưới những trận tuyết lở, bị những kẻ săn bắt trộm đánh cắp hoặc phá hoại, nên việc có các bộ bẫy ảnh bổ sung sẽ giúp các đội ngũ nghiên cứu tại thực địa không chỉ mở rộng số lượng mẫu mà còn có thể thay thế các bộ thiết bị bị mất hoặc hư hại mà không bỏ lỡ thời gian tại thực địa.