Những vùng đất than bùn trên thế giới

Lượt truy cập đã hoàn thành: 0

Có tại hơn 180 quốc gia, đất than bùn, một kiểu vùng đất ngập nước,

là nơi mà thành phần cấu tạo đất chứa nhiều chất có tên gọi than bùn.

Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một vài địa điểm trong hệ sinh thái bí ẩn này để hiểu được lý do tại sao đất than bùn lại độc đáo đến như vậy—

và tại sao việc bảo vệ những vùng đất này lại là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.

Bạn sẵn sàng chưa?

Hãy nhập tên của bạn để bắt đầu.

{NAME}, chào mừng bạn đã tham gia Hành trình khám phá đất than bùn!

Có thể trước tiên bạn sẽ tự hỏi, 

“than bùn” là gì?!

Than bùn được tạo nên từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ—xác thực vật chưa phân hủy hoàn toàn—

mà có rất nhiều trong đất than bùn.  

Than bùn giúp hình thành các hệ sinh thái phức tạp và phát triển mạnh dưới nhiều tên gọi như đầm lầy toan, đầm lầy kiềm, bãi lầy, đầm lầy cây thân gỗ và đầm lầy cỏ. 

Những hệ sinh thái này đóng một vai trò không thể thay thế trong quá trình điều hòa khí hậu vì chúng lưu trữ cacbon nhiều gấp hai lần so với tất cả các khu rừng trên thế giới cộng lại! 

Nhưng cacbon không phải là tất cả những gì có trong đất than bùn.

Hãy cùng khám phá những yếu tố tạo nên sự đa dạng và độc đáo của các vùng đất than bùn trên thế giới. 

Chọn vị trí trên bản đồ bằng cách nhấp vào ghim. 

Bạn sẽ nhận được phần thưởng khi ghé thăm 4 vùng đất than bùn trở lên!

Hãy chọn vị trí đầu tiên của bạn.

Chào mừng bạn đến với vùng đất than bùn tại Anh!

Từng là một danh thắng mang tính biểu tượng, có giá trị đối với các nghi lễ văn hóa nhưng giờ đây, hầu hết các vùng đất than bùn của Anh đã bị rút cạn cho mục đích chăn thả gia súc và nông nghiệp. Nhưng ngay cả khi đã bị tổn hại bởi con người, những hệ sinh thái này vẫn nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã và mang lại lợi ích tự nhiên cho chúng ta.

Natural England

Bạn có biết?  

Rừng nhiệt đới thường được coi là nơi lưu trữ cacbon lớn nhất thế giới. Nhưng trên thực tế, ngôi vị đứng đầu phải thuộc về đất than bùn; theo ước tính, chỉ riêng tại vùng đất than bùn của Anh, lượng cacbon được lưu trữ đã nằm trong khoảng từ 3 đến hơn 16 tỷ tấn! 

Natural England

Điểm sáng nổi bật:

Hãy cùng gặp gỡ Bướm phượng, một loài côn trùng tuyệt đẹp với vòng đời tuy ngắn ngủi nhưng huy hoàng tại vùng đất than bùn của Anh. Khi chỉ mới là những chú sâu bướm, loài động vật bé nhỏ này đã có một phương thức kỳ quặc để bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi: bằng cách làm phồng một bộ phận màu cam ở phía sau đầu được gọi là osmeterium, tỏa ra mùi thơm của dứa và cảnh báo những loài động vật ăn sâu bướm hãy tránh xa! 

 

Tiếp

Chào mừng bạn đến với vùng đất than bùn tại Nam Brazil! 

Nếu Indonesia là địa điểm nổi tiếng nhất về đất than bùn thì Brazil có thể được coi là quốc gia dẫn đầu thế giới về diện tích đất than bùn nhiệt đới, với phần lớn diện tích nằm ở Lưu vực sông Amazon, Nam Brazil. 

Phối hợp nhịp nhàng

Đất than bùn ở Brazil sở hữu những đặc tính độc đáo nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng nhiệt đới lân cận. Khi một vùng đất than bùn bị đốt cháy, ngọn lửa sẽ tạo ra một làn khói độc hại có thể bao trùm sang các khu rừng gần đó. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng âm sinh học - âm thanh do động vật tạo ra - sẽ bị suy giảm tại các khu rừng bị ảnh hưởng bởi khói mù độc hại từ đám cháy than bùn. Và nếu bạn nghĩ rằng vẻ đẹp của thiên nhiên nằm ở sự yên bình và tĩnh lặng thì trên thực tế, sự im lặng quá mức không phải lúc nào cũng là điều tốt! Âm sinh học là một cách để xác định xem một hệ sinh thái có hoạt động và phát triển khỏe mạnh hay không. 

Tiếp

Chào mừng bạn đến với Đầm lầy toan Ballynahone! 

Với những loài động thực vật quý hiếm, thu hút cùng khả năng điều hòa khí hậu và lũ lụt, vùng đất than bùn này là một kho báu đầy ắp các lợi ích của hệ sinh thái. 

Ben Hall

Điểm sáng nổi bật:

Tỏa sáng trong những ngóc ngách của Đầm lầy toan Ballynahone là một loài rêu có tên gọi Sphagnum pulchrum, hay đơn giản và dân dã hơn là Rêu vàng đầm lầy. Bạn có thể dễ dàng nhận ra loài rêu nổi bật này, nhưng rất hiếm khi người ta bắt gặp được chúng ngoài đời thực. Các loài rêu Sphagnum là những cỗ máy thu giữ cacbon siêu khỏe. Và nhờ cấu tạo sinh lý học độc đáo, chúng có thể trữ được lượng nước nặng gấp 16–26 lần trọng lượng. Không chỉ làm sạch, lưu trữ nước và cacbon, loài rêu này còn giúp giữ cho đất khỏe mạnh, nhân tố thiết yếu để phát triển thảm thực vật và cung cấp năng lượng cho phần còn lại của chuỗi thức ăn. Vậy nên chẳng có gì là ngạc nhiên khi chúng được ví như vàng cả! 

Tina Claffey

Xây dựng hình mẫu

Một tin buồn là bạn đựng nên quá hào hứng với việc tìm kiếm rêu vàng—bởi Đầm lầy toan Ballynahone là một khu bảo tồn không mở cửa cho công chúng. Dù có thể hơi nghiêm khắc, nhưng đây là biện pháp nhằm bảo tồn những môi trường sống đặc biệt nhạy cảm để duy trì sự hiện diện của chúng cho các thế hệ tiếp sau.

Tiếp
Tina Claffey

Chào mừng bạn đến với Quần thể đất than bùn lưu vực sông Congo! 

Trải dài từ Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo là Quần thể đất than bùn Cuvette Centrale, phải đến gần đây, người ta mới phát hiện ra rằng những vùng đất than bùn này có khả năng tạo nên khu vực than bùn nhiệt đới lớn nhất trên thế giới! 

Vùng đất than bùn nguyên sơ này chứa hơn 30 tỷ tấn cacbon - tương đương với lượng khí thải cacbon điôxít trong hơn 15 năm của Hoa Kỳ và tương đương với trữ lượng cacbon trên mặt đất của toàn bộ rừng ở Lưu vực sông Congo. 

Wildlife Conservation Society

Điểm sáng nổi bật

Loài động vật đáng yêu gần giống con người này là Bonobo, một loài vật đáng yêu và cứng đầu hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tiếp
Wildlife Conservation Society

Chào mừng bạn đến với Vùng đất than bùn tại Indonesia! 

Đất than bùn có thể được tìm thấy trên khắp Indonesia và đây là khu vực dễ bị con người tàn phá hơn bất kỳ vùng đất than bùn nào khác trên thế giới.

Năm 2015, Indonesia phải đối mặt với một trong những vụ cháy than bùn tồi tệ nhất trong lịch sử. Và mặc dù những hậu quả của đám cháy vẫn còn ảnh hưởng đến tận ngày nay, Indonesia đang nỗ lực để ngăn ngừa những thảm kịch hỏa hoạn trong tương lai đồng thời khôi phục các vùng đất than bùn bị suy thoái.

Mối liên hệ với Chocolate

Một trong những nguyên nhân đẩy Vùng đất than bùn Indonesia đến bên bờ vực nguy hiểm có lẽ bắt nguồn từ chính tủ đồ ăn vặt của bạn. Vùng đất than bùn ở Indonesia đã được rút cạn nước và chuyển thành trang trại dầu cọ để phục vụ nhiều ngành công nghiệp sản xuất quen thuộc như chocolate. Bạn sẽ luôn học được những điều mới mẻ từ các vùng đất than bùn nhưng có một thứ duy nhất không thay đổi đó chính là chúng ta cần lên tiếng để quản lý và bảo vệ khu vực này một cách bền vững. Và điều này bao gồm việc tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc bền vững và không chứa dầu cọ không bền vững.  

Chạy đua để khôi phục

Indonesia hiện đang bắt tay vào một dự án khôi phục đất than bùn khổng lồ với mục tiêu khôi phục 1.000.000 ha vào cuối năm 2020. Quốc gia này đang tận dụng khả năng hỗ trợ của công nghệ để biến những con số trên trở thành hiện thực bằng cách sử dụng dữ liệu cộng đồng để theo dõi các đám cháy than bùn và theo dõi tiến độ khôi phục.

Tiếp

Chào mừng bạn đến với vùng đất than bùn tại Moscow, Nga!

Gần 8% diện tích nước Nga được bao phủ bởi đất than bùn. 

Những hệ sinh thái quan trọng này là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật, nhưng gây ấn tượng nhất vẫn là sự xuất hiện đông đảo của những loài chim.

Vào cuối mùa sinh sản, số lượng thiên nga, vịt, ngan, ngỗng và chim cu gáy tại đây có thể lên tới 90 triệu cá thể! 

Bắc Cực bốc cháy

Khi nhắc đến vùng Siberia của Nga, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến những cơn gió lạnh buốt cùng ngọn núi đầy tuyết phủ—thay vì lửa nóng. Nhưng vùng đất than bùn ở Siberia đã trở thành tiêu điểm trên các mặt báo vào năm 2020 khi một đợt nắng nóng trong khu vực gây ra những đám cháy và phát tán khói mù độc hại, đe dọa tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc COVID và các bệnh hô hấp khác. 

NASA

Vòng lặp lẩn quẩn

Bạn đã từng nghe đến cụm từ vòng hồi tiếp chưa? 

Đó là điều đang diễn ra đối với những vùng đất than bùn của Nga ở thời điểm hiện tại.

Khi đất than bùn bị rút cạn nước và đốt cháy, ví dụ như để chuyển đổi cho mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, toàn bộ lượng cacbon do than bùn lưu trữ sẽ bị thải vào khí quyển, góp phần dẫn đến hiện tượng ấm lên đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta. Như các bạn đều đã biết, môi trường ấm và khô hơn sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng, làm tổn hại thêm các vùng đất than bùn—và một vòng chu kỳ lại tiếp tục được lặp lại. 

Vòng hồi tiếp này chính là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một phương thức bảo tồn toàn diện—không chỉ bảo vệ từng loài hay thậm chí là một hệ sinh thái riêng rẽ, mà bao gồm tất cả các nguồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh.

Tiếp

Chào mừng bạn đến với Bán đảo Mitre! 

Nằm ở cực tây của hòn đảo Isla Grande de Tierra del Fuego, vùng đất này là bể chứa cacbon quan trọng nhất của Argentina, lưu trữ 315 triệu tấn cacbon—tương đương với lượng phát thải của toàn bộ đất nước Argentina trong hơn ba năm. 

Tompkins Conservation

Bạn có biết?

Mặc dù các hệ sinh thái đất than bùn đều có những đặc điểm tương đồng nhưng không phải tất cả các loại than bùn đều hấp thụ cùng một lượng cacbon. Astelia pumila, loài thực vật phổ biến tại Bán đảo Mitre, là cái tên đứng đầu trên thế giới vì hấp thụ lượng cacbon nhiều hơn bốn lần so với các loài hấp thụ cacbon khác. 

Tompkins Conservation

Sự du nhập nguy hiểm

Không phải tất cả động vật hoang dã ở Peninsula Mitre đều có lợi! Ngựa và gia súc bị bỏ lại trên bán đảo bởi các chủ trang trại đã từng sử dụng vùng đất và trọng lượng nặng nề của chúng có thể phá hủy những vùng đất than bùn mỏng manh. Loài hải ly, vốn không có nguồn gốc từ Nam Mỹ, xây dựng các con đập chuyển nước khỏi dòng chảy tự nhiên, khiến các vùng đất than bùn trở nên khô cạn.

Tompkins Conservation

Bài học lịch sử

Những vùng đất than bùn này bắt đầu hình thành cách đây 18.000 năm, tức là trong thời kỳ Kỷ băng hà! Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng chậm của đất than bùn đồng nghĩa với việc chúng cũng sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sau khi bị thay đổi. Đó là một trong những lý do tại sao việc bảo tồn những vùng đất này phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

Tompkins Conservation

Người dân vùng than bùn

Bán đảo Mitre từng là nơi sinh sống của những người săn bắn hái lượm, sau này được gọi là người Haush hoặc Manekenk. Ngày nay, các du khách đến bán đảo có thể tìm thấy những đầu mũi tên hoặc những tàn tích khác của nền văn hóa đã từng tồn tại trước khi bị chế độ thực dân xóa sổ.

Tompkins Conservation

Nắm bắt cơ hội

Không giống như đất than bùn ở nhiều nơi trên thế giới, những vùng đất ở Bán đảo Mitre vẫn được lưu giữ trong tình trạng tốt, không bị phân mảnh, nghĩa là vẫn còn thời gian để bảo vệ và đảm bảo quá trình bảo tồn lâu dài của chúng. Các tổ chức cơ sở đã nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ bán đảo trong suốt hơn 17 năm. Một trong số đó là Rewilding Argentina, đối tác chiến lược của Tompkins Conservation, tổ chức bắt đầu thực hiện dự án từ năm 2018. Thông qua họ, Tổ chức Bảo tồn Tompkins đang làm việc để biến Bán đảo Mitre và vùng biển xung quanh trở thành một công viên cấp địa phương được bao quanh bởi khu bảo tồn biển nghiêm ngặt, một điểm đến mới cho du lịch dựa vào thiên nhiên và là động cơ phát triển địa phương nằm ở đầu cực lục địa Nam Mỹ._

Tiếp
Tompkins Conservation

Chào mừng bạn đến với hệ sinh thái đất than bùn của Thụy Điển! 

Thụy Điển là quốc gia có nhiều đất than bùn—chiếm khoảng 15% tổng diện tích lãnh thổ trên đất liền. Đáng tiếc là trong quá khứ, những vùng đất than bùn này đã bị rút cạn để sản xuất gỗ, tuy nhiên quá trình thoát nước ngày nay đã giảm hơn rất nhiều so với những thập kỷ trước nhờ nỗ lực của chính phủ Thụy Điển.

Sống và chết

Vườn quốc gia Store Mosse của Thụy Điển là một địa điểm sinh trưởng tuyệt vời cho những cây bụi và cây lau, cả còn sống và đã chết. Trong đó có sự xuất hiện của các loài như Rêu Sphagnum và Cỏ bông lau, một loài thực vật có hoa trông giống như cây bông. Khi chết đi, thảm thực vật tạo nên than bùn, từ đó lại tạo nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới và tràn đầy sức sống. Được tạo thành từ quá trình phân hủy xác chết nhưng đất than bùn lại là một nguồn nuôi dưỡng sự sống rất tuyệt vời! 

 

Tiếp

Chào mừng bạn đến với Vùng trũng vịnh Hudson! 

Tọa lại tạc Ontario và Manitoba, vùng đất than bùn này là một trong những quần thể lớn nhất trên thế giới. 

Khách sạn Hudson

Vùng trũng vịnh Hudson có thể ví như một khách sạn dành riêng cho những loài chim di trú như gà nước vàng và ngỗng tuyết. Những loài chim này và nhiều loài động vật khác lựa chọn Vùng trũng là điểm dừng chân trên hành trình di trú của mình, một nơi để nghỉ ngơi, và tất nhiên là kèm theo một bữa sáng kiểu lục địa miễn phí!

Nóng và lạnh

Với khí hậu lạnh giá tại Canada, hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể gây phương hại tới những vùng đất than bùn theo hai cách khác nhau: biến những khu vực ẩm ướt thành nơi khô hạn và làm băng tan chảy. Đây chính là nguyên nhân khiến những khu vực này dễ bị tổn hại hơn khi có cháy lớn làm hỏng đất than bùn và giải phóng tất cả lượng cacbon được lưu trữ.

Tiếp

Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Słowiński! 

Hệ sinh thái đất than bùn dọc theo bờ biển Baltic của Ba Lan này bị suy thoái do tình trạng thoát nước và khai thác than bùn trong quá khứ. Tuy nhiên, những nỗ lực đang được thực hiện để khôi phục khả năng lưu trữ cacbon và điều chỉnh mực nước của khu vực.

Bạn có biết?

Có hơn 260 loài chim hiện đang sinh sống tại Vườn quốc gia Slowinski, biến nơi đây trở thành một vườn chim đa dạng bậc nhất. Và tất nhiên là cả về ngắm chim nữa! 

Quá khứ và hiện tại

Đôi khi những nỗ lực bảo tồn dù nhận được sự hỗ trợ từ mọi yếu tố xung quanh nhưng vẫn gặp khó khăn do chính những sai lầm trong quá khứ. Đó là trường hợp của Công viên Quốc gia Słowiński, khi những kênh mương thoát nước được đào từ thế kỷ 19 tại đây vẫn dẫn nước chảy vào biển Baltic, làm khô cạn các vùng đất than bùn và khiến chúng dễ bị bắt lửa.

Tiếp

Chào mừng bạn đến với Đầm lầy cỏ Agusan! 

Vùng đất than bùn này là một phần của khu bảo tồn tại Philippines với diện tích hơn 14.000 ha. Đầm lầy cỏ Agusan hiện là nơi sinh sống của khoảng 1.332 loài chim, 112 loài dương xỉ và thực vật, cùng 65 loài bướm.

Du lịch có trách nhiệm

Dù thoạt nghe rất tuyệt vời, nhưng du lịch sinh thái vẫn có thể gây ra xáo trộn đối với những hệ sinh thái nhạy cảm như Đầm lầy cỏ Agusan nếu không được thực hiện một cách có trách nhiệm. Sau đây là những cách bạn nên làm để đảm bảo rằng chuyến tham quan của bạn sẽ có tác động tích cực tới thiên nhiên, thay vì gây hại cho môi trường.

Có thể bạn chưa biết: 

Nếu bạn cảm thấy cái tên Đầm lầy cỏ Agusan có phần quen thuộc thì có thể là do bạn đọc được nó từ Sách kỷ lục thế giới Guiness. Đầm lầy cỏ này là quê hương của “Lolong”, một con cá sấu nổi tiếng dài tới 6,17 mét (19 feet)! 

Tiếp

Chào mừng bạn đến với vùng đất than bùn của Cao nguyên Ruogerai! 

Những vùng đất được bao phủ chủ yếu bởi cây lau như thế này thường tích trữ một lượng lớn nước và cung cấp cho các khu vực khác ở hạ lưu. Chúng cũng là nơi sinh sống của các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở dãy Himalaya, bao gồm cả Mòng biển đầu đen lớn - loài mòng biển lớn nhất trên thế giới! 

Quá khứ và hiện tại

Lịch sử đã chứng minh rằng hành động của chúng ta có thể gây nên những tác động môi trường kéo dài suốt hàng trăm năm. Cách đây 5.000 năm, khi việc chăn thả gia súc được du nhập vào khu vực, các vùng đất than bùn hoàn toàn bị thay đổi và trở nên dễ bị xói mòn hơn. Điều này dẫn đến tình trạng chăn thả quá mức trên tại khu vực này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Trên thực tế, diện tích than bùn bị suy thoái đã tăng gần gấp đôi trong 40 năm qua.

Điểm sáng nổi bật: 

Loài động vật quý hiếm và vô cùng đáng yêu này được gọi là thỏ cộc cao nguyên. Những chú thỏ này có thể nhỏ bé, nhưng vai trò của chúng đối với môi trường sống là rất lớn - chúng giúp tái chế chất dinh dưỡng trong đất, cung cấp thức ăn cho các loài săn mồi như cáo, chồn, chim ưng, chồn châu Á, chim ó vùng cao và cú. Ngày nay, chỉ còn khoảng 1.000 cá thể thỏ còn sót lại trong tự nhiên.

Tiếp

XIN CHÚC MỪNG, {NAME}! 

Bạn vừa đến thăm một số vùng đất than bùn độc đáo trên thế giới và được tận mắt chứng kiến vai trò của những khu vực này đối với thế giới động vật hoang dã và con người. 

#WildForLife xin dành tặng những nhà thám hiểm như bạn cơ hội nhận được một video cảm ơn từ ngôi sao mà bạn yêu thích.

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để có cơ hội giành giải thưởng và cho chúng tôi biết bạn muốn nhận được lời cảm ơn từ ngôi sao nào dưới đây!

Once you’ve entered your information, be sure to head back to the map and visit more locations. 

Bạn cũng có thể ghé qua trang chủ #WildForLife để biết thêm thông tin về các vùng đất than bùn mà bạn vừa tham quan.




© Ben Hall.